Sơn PU là sơn 2 thành phần, màng film khô cứng Polyurethane được tạo ra bởi phản ứng giữa Polymer (sơn) và chất đóng rắn (TDI, HDI…).
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sơn PU. Vì vậy, tùy vào khuyến cáo của nhà sản xuất đối vời từng dòng sản phẩm, chất liệu gỗ mà người sử dụng có quy trình và cách pha chế sơn phù hợp. Dưới đây là quy trình sơn PU nhãn hiệu sơn G8 – nhãn hiệu sơn phổ biến trên thị trường. Tất cả các sản phẩm sơn gỗ trang trí về cơ bản đều áp dụng quy trình hoàn thiện sơn theo 03 công đoạn:
Công đoạn 1: Xử lý nền lót Mục đích: Làm phẳng, nhẵn, sửa khuyết tật phôi sản phẩm, lấp đầy tom gỗ, tạo lớp liên kết giữa bề mặt gõ và các lớp sơn sau. Yêu cầu tiêu chuẩn: Phần nền lót được trà nhám trước khi phun sơn, đảm bảo độ bám dính, khả năng đàn hồi tốt trước độ giãn nở của gỗ, các tác động của môi trường.
Chú ý: Tùy thuộc vào loại gỗ và chất lượng sơn để phun tối thiểu 2 lần lót hay nhiều hơn, đảm bảo độ dày lớp sơn lót sau khi trà nhám có đô dày còn lại 120 micromet (tương đương 1 lớp sơn ướt).
Công đoạn 2: Xử lý màu Mục đích: Tạo lớp màu theo yêu cầu về thẩm mỹ. Yêu cầu tiêu chuẩn:
- Lớp sơn màu được phủ lên lớp sơn lót đã được trà nhám mịn
- Lớp sơn màu phải đảm bảo độ bám dính, liên kết tốt với nền sơn lót, không dùng các loại sơn không được chỉ định pha làm dung dịch sơn phun màu đối với nhóm sản phẩm Clear.
- Sử dụng tinh màu NC: Lựa chọn đúng chất liệu màu theo môi trường sử dụng trong nhà hay ngoài trời.
- Đối với sơn màu past (hệ phủ màu) như sơn trắng thì công đoạn xử lý màu thông thường là công đoạn hoàn thiện sản phẩm.
Công đoạn 3: Phủ bảo vệ (hoàn thiện) Mục đích: Phủ lớp sơn (bóng hoặc mờ) đủ tính năng bảo vệ sản phẩm và các yêu cầu thẩm mỹ. Yêu cầu tiêu chuẩn:
Độ dày màng film sơn khô >= 120 micromet
Chú ý:
- Dùng đúng chủng loại sơn phủ bảo vệ trong môi trường sử dụng trong nhà hay ngoài trời.
Nhóm sơn ngoài trời được sử dụng cho tất cả các sản phẩm trong nhà và ngoài trời, không dùng sản phẩm sơn trong nhà cho sản phẩm ngoài trời.
Công thức pha chế hệ sơn G8 – hệ sơn trong nhà:
Bước 1: Trà nhám, vệ sinh phôi sản phẩm.
Nếu là gỗ có tom sâu (lim, sồi…) dùng lăn lau lấp ghim hoặc nguyên liệu lau bả như B25 lau, quét, bả cho đầy ghim gỗ hoặc quét lót NC. Sau đó xả nhám sạch bề mặt. Lau 1 lớp dầu màu lau (khi cần nổi thêm vân gỗ).
Bước 2: Lót PU 308 KD tối thiểu 1 lần.
Bước 3: Sơn phủ mờ hoặc sơn bóng
Công thức pha chế:
Nguyên vật liệu Tỷ lệ pha (kg) Ghi chú
Lăn lau lấp ghim/ dung môi PU lăn lau lấp ghim 2:1 Hoặc lăn ru lô rồi lau sạch
Lót PU 308 KD,301/ cứng Pu 404,402/ dung môi PU 1:0,4:1,5
Sơn phủ mờ 202,201 (hoặc 211,212) 1:0,4:1,6 -> 1,8
Sơn bóng 102,101 1:0,6:1,4